Quá trình hình thành và phát triển của bộ gõ cơ thể


Quá trình hình thành và phát triển của bộ gõ cơ thể

Quá trình hình thành và phát triển của bộ gõ cơ thể


Đây là bài viết về Quá trình hình thành và phát triển của bộ gõ cơ thể - tin tức học đường

Sự hình thành và phát triển của bộ gõ cơ thể trong giáo dục âm nhạc, nhờ sự đónggóp của các nhà Âm nhạc dân tộc học và Sư phạm âm nhạc nổi tiếng trên thế giới như :



Jaques-Dalcroze1, Zoltán Kodály2, Carl Orff3, Gunild Keetman4, Frank Churchley5…Trước khi có được thuật ngữ Body Percussion, là quá trình nghiên cứu âm nhạc của cácnhà Dân tộc học về các tộc người. 

Jaques-Dalcroze đã dành nhiều năm sống ở Bắc Phi, đặcbiệt tại Algeria, nghiên cứu những đặc điểm vận động cơ thể trong các hoạt động sinh hoạt đời sống của người dân bản địa và đã áp dụng trong phương pháp dạy học âm nhạc củaông với công cụ “vận động và cảm thụ âm nhạc”.

 Warner và Babatunde (1965) đã cho xuất bản ấn phẩm “Musical Istruments of Africa”, trong chương đầu tiên đã giới thiệu về Body Percussion. Warner và Babatunde đã giải thích khái niệm “body percussion” dưới góc độ dân tộc học và nêu rõ tầm quan trọng của phương thức âm nhạc này trong các hình thức sinh hoạt của các bộ lạc… 

Từ những nghiên cứu trên, các nhà sư phạm âm nhạc đã tìm hiểu và vận dụng vận động cơ thể vào phương pháp giáo dục âm nhạc của mình, với quan niệm cơ thể chính là một nhạc cụ giúp người học trải nghiệm âm nhạc. 

Các nhà sư phạm âm nhạc sử dụng thuật ngữ “body percussion” trong các tài liệu dạy học âm nhạc trong nhà trường; trong đó, Orff-Schulwerk đã phát triển bộ gõ cơ thể thành một công cụ dạy học âm nhạc quan trọng trong hệ thống phương pháp của ông. 

Ngoài ra, bộ gõ cơ thể còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác như: về y tế: điều trị tâm lí, các hội chứng về thần kinh và não bộ…; về thể dục thể thao: rèn luyện và phát triển thể chất…

Khái niệm:


Sự hình thành Theo nghiên cứu Âm nhạc dân tộc học, bộ gõ cơ thể có nguồn gốc rất đa dạng và phong phú, xuất hiện hiện trong các hình thức sinh hoạt, hoạt động múa hát, lao động, giao tiếp và nghi lễ của các bộ lạc ở châu Phi, Đông Nam Á, châu Mĩ... 

Những thổ dân của các bộ lạc họ sử dụng các vận động cơ thể này để thể hiện các nghi thức sinh hoạt thờ cúng thần linh, lễ tế, tái hiện việc lao động, các mối quan hệ xã hội…, thông qua đó để giao tiếp với nhau thay ngôn ngữ nói. Theo thời gian, bộ gõ cơ thể được hình thành nên từ những nét sinh hoạt cộng đồng của các tộc người, được gìn giữ và phát triển cho đến ngày nay, tất cả trở thành nét nghệ thuật đặc trưng trong văn hóa bản địa (Prezi, 2015). Đơn cử các thể loại âm nhạc sau:

- Thể loại Gumboot được tìm thấy ở Châu Phi, họ sử dụng bộ gõ cơ thể như một bộtrống để ra hiệu với nhau trong quá trình lao động khai thác kim cương thời thuộc địa. Ngày nay, Gumboot phát triển thành vũ điệu để tôn vinh những cuộc đấu tranh trong quá khứ.

bộ gõ cơ thể - thể loại Gumboot
bộ gõ cơ thể - thể loại Gumboot


- Thể loại Saman được tìm thấy ở Indonesia. Đây là điệu múa trong nghi lễ tôn giáotruyền thống của người Indonesia, họ sử dụng bộ gõ cơ thể một cách khéo léo và tinh tế ởnhịp độ nhanh.


bộ gõ cơ thể - thể loại Saman
bộ gõ cơ thể - thể loại Saman

- Thể loại Flamenco được tạo ra bởi những người Gypsy Tây Ban Nha – một thể loại âm nhạc được kết hợp với điệu nhảy. Đặc trưng của của điệu nhảy này đó là vỗ tay, dậm chân.

bộ gõ cơ thể - thể loại Flamenco
bộ goc cơ thể - thể loại Flamenco


- Thể loại Clogging được tìm thấy ở Vương quốc Anh, trong giai đoạn cách mạngcông nghiệp. Tại các nhà máy, công nhân thường áp dụng các vận động để giữ cho bàn chân khô ráo. Hiện nay, thể loại Clogging phát triển và được biết đến như nghệ thuật gõ gót giày. Cách thực hiện dậm chân để gõ gót giày trên sàn nhà kết hợp với các tác phẩm dân ca.

bộ gõ cơ thể - thể loại Clogging
bộ gõ cơ thể - thể loại Clogging


- Thể loại Irish Step Dancing được hình thành ở Ireland, sử dụng chuyển động nhanhcủa chân, thân với tay.

bộ gõ cơ thể - Irish Step Dancing
bộ gõ cơ thể - Irish Step Dancing


- Điệu nhảy Hambone Juba (Juba Dance), được hình thành từ những người công nhân nô lệ người Mĩ gốc Phi trong các cuộc hội họp của họ. Họ không dùng nhạc cụ mà thay vào đó là dùng bộ gõ cơ thể bằng cách vỗ tay, dậm chân, vỗ ngực, vỗ má, và kết hợp với những bài hát truyền thống để giao tiếp và sinh hoạt cộng đồng.

bộ gõ cơ thể - Hambone Juba
bộ gõ cơ thể - Hambone Juba


- Tap Dance (America tap) được phát triển từ sự kết hợp giữa Juba và Irish StepDancing. Tap Dance mang phong cách sân khấu âm nhạc Broadway, âm nhạc mang màusắc của Jazz.

bộ gõ cơ thể - Tap Dance
bộ gõ cơ thể - Tap Dance


- Catira là một loại vũ điệu dân gian ở Brazil, nó bắt ngồn từ sự pha trộn giữa các nềnvăn hoá bản địa và Châu Âu. Động tác chủ yếu kết hợp giữa dậm chân và vỗ tay.

bộ gõ cơ thể - Catira
bộ gõ cơ thể - Catira


- Kathak xuất phát từ chữ “Katha”, là điệu nhảy có nguồn gốc từ miền Bắc Ấn Độ.Phong cách nhảy này thường kể về một câu chuyện như: thần Hindu, câu chuyệnMahabharata, Purana Raymayana... Điệu nhảy có những chuyển động nhanh, các vũ côngthường đeo chuông trên cổ chân và dậm chân xuống sàn để tạo ra những tiết tấu và âmthanh nhịp nhàng kết hợp với âm nhạc.

bộ gõ cơ thể - Kathak
bộ gõ cơ thể - Kathak



Đến nay, chưa có nghiên cứu nào nêu chính xác sự xuất hiện của bộ gõ cơ thể từ thờigian nào, chỉ biết rằng nó có nguồn gốc từ rất xa xưa. Tuy vậy, tên gọi Body Percussionchỉ mới xuất hiện từ những năm 1920 của thế kỉ XX (Naranjo, 2013), do các nhà sư phạmâm nhạc, âm nhạc dân tộc học…, tổng hợp thực tế từ quá trình áp dụng vận động cơ thểvào hoạt động giáo dục âm nhạc và đã đặt tên.

Sự phát triểnQuá trình phát triển được tổng hợp qua ba giai đoạn:


- Giai đoạn Khảo cứu: từ những nghiên cứu của các nhà Âm nhạc dân tộc học về văn hóa của các tộc người, từ đó phát hiện việc sử dụng vận động cơ thể trong các sinh hoạt cộng đồng.

- Giai đoạn Hình thành: thấy rõ tầm quan trọng từ việc vận động cơ thể đối với sự hình thành phát triển âm nhạc cho trẻ, đã tạo nên các phương pháp giáo dục âm nhạc.

- Giai đoạn Ứng dụng: vận động cơ thể trong các phương pháp giáo dục âm nhạc được áp dụng và mang lại hiệu quả trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ em, từ đó hình thành tên gọi thuật ngữ để xác định việc giáo dục âm nhạc bằng vận động cơ thể.Vận động và cảm thụ âm nhạc lần đầu tiên xuất hiện trong phương pháp giáo dục âmnhạc của Emily Jaques-Dalcroze - gọi là Dalcroze Eurhythmics6. 

Với quan điểm “Âm thanh đi trước kí hiệu” của Pestalozzi7, Dalcroze phát triển giáo dục âm nhạc cho trẻ em thông qua vận động dưới các hình thái khác nhau về tiết tấu (Campbell, 1991). Với Carl Orff – học trò ưu tú của Jaques-Dalcroze, đã phát triển vận động cơ thể và cảm thụ âm nhạc có phần vượt trội hơn thông qua công cụ bộ gõ cơ thể. Theo Orff, trẻ nghe, mô phỏng và thực hành trước sau đó mới đến đọc và viết (Shamrock, 2007). 

Quan điểm trên tương tự với việc học một ngôn ngữ nào đó với các nội dung: nghe, nói, đọc, viết. 

Việc học nhạc cũng trải qua các nội dung tương ứng: nghe nhạc, thực hành âm nhạc, đọc nhạc (xướng âm), viết nhạc (kí âm). Về vấn đề vận động cơ thể và cảm thụ âm nhạc, bài báo khoa học “Khái quát phương pháp dạy học âm nhạc tại Hoa Kì” của Hồ Ngọc Khải (2012) có nhận định rằng:

Với Orff-Schulwerk, âm nhạc tồn tại đa thành phần (elemental) mà không riêng rẽ,nghĩa là âm nhạc phải gắn kết với động tác, vận động, vũ điệu, và nói – xướng theo vần điệu(speech). 

Vì thế, trẻ em học âm nhạc không phải chỉ nghe, đọc, xướng mà phải được tham gia, trải nghiệm âm nhạc qua vận động và chơi đùa (music and movement). Vận động âm nhạc gồm các vận động tại chỗ (non-locomotor movement) và vận động chuyển dịch (locomotor movement). Các vận động âm nhạc được thể hiện trong không gian, thời gian, vàcác mức độ sử dụng năng lượng cơ thể, được thiết kế theo những mẫu hoặc cấu trúc âm nhạc đặc trưng” (Hồ Ngọc Khải, 2012, tr. 3).

Phương pháp giáo dục âm nhạc Orff-Schulwerk về vận động cảm thụ âm nhạc được phát triển vượt trội, trở thành một công cụ chính trong hoạt động dạy học với tên gọi BodyPercussion. 

Ngày nay, bộ gõ cơ thể phát triển rất mạnh như là một bộ môn nghệ thuật độclập, kết hợp với hát, hợp xướng, múa đương đại… và được áp dụng trong chương trình giáodục âm nhạc ở các nước tiên tiến như: Singapore, Nhật, Canada, và đặc biệt là Hoa Kì.


Đặc điểm âm nhạc và ứng dụng của Bộ gõ cơ thể.


Bộ gõ cơ thể theo phương pháp Orff-Schulwerk là một nhạc cụ không định âm, dùngcơ thể tạo ra âm sắc thông qua các động tác vận động từ cơ bản đến phức tạp. Các âm thanh được thay đổi liên tục theo một nhóm âm hình tiết tấu nào đó, bằng sự kết hợp các động tác, tạo thành một tác phẩm âm nhạc đầy màu sắc. Tùy vào lứa tuổi, quá trình luyện tập bộ môn bộ gõ cơ thể sẽ có những cấp độ khác nhau được phân chia theo trình độ, khảnăng và độ khó.

Các động tác của bộ gõ cơ thể


Bộ gõ cơ thể dựa trên âm thanh được tạo ra từ 5 động tác cơ bản trên cơ thể theo thứ tự sau:

- Búng ngón tay (Snapping) (bao gồm tay trái, tay phải hoặc cả hai), âm thanh phát rabởi tác động của các ngón tay khi chụm vào nhau, búng và tạo ra âm thanh.

- Vỗ ngực (Slapping on the Chest), âm thanh phát ra bởi tác động của lòng bàn tay vàovùng ngực trái và phải, tạo ra âm thanh.

- Vỗ tay (Clapping), âm thanh phát ra bởi sự tác động của hai tay chạm vào lòng bàntay để tạo ra âm thanh.

- Vỗ đùi (Slapping on the Thigh) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanhphát ra bởi sự tác động một lực từ tay vào vùng đầu gối ở chân và tạo ra âm thanh.

- Dậm chân (Stamping) (bao gồm chân trái, chân phải hoặc cả hai), âm thanh phát rabởi sự tác động một lực từ chân vào nguồn phát ra âm thanh (mặt sàn gỗ, mặt sàn gạch),tạo ra những sự cộng hưởng âm thanh khác nhau.

- Ngoài ra, còn có các động tác tạo ra âm thanh khác như: chà xát lòng bàn tay(horizontal hand rubbing), vỗ miệng (mouth clapping)…

Đối với học sinh bắt đầu làm quen với âm nhạc, chưa nhận biết được nốt nhạc, chỉ có thể mô phỏng lại các động tác cơ bản sau khi giáo viên làm mẫu, tiếp đó sẽ nhìn hình ảnh minh họa để thực hiện và phát triển những nhóm tiết tấu đơn giản. 

Khi học sinh đã làm quen với việc mô phỏng các động tác, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh về hệ thống kí hiệu các động tác được viết trên khuông nhạc (tương tự như kí hiệu của trống jazz và các loạinhạc cụ không định âm khác). Đồng thời hướng dẫn học sinh tập luyện tiết tấu với các bài tập đơn giản dựa trên những kí hiệu đó. (Richard Filz, 2005)


* Mời bạn tiếp tục theo dõi :



Các tìm kiếm liên quan đến Quá trình hình thành và phát triển của bộ gõ cơ thể



  • bộ gõ cơ thể là gì
  • bộ gõ cơ thể trong âm nhạc
  • năng lực âm nhạc là gì
  • phương pháp orff schulwerk
  • nội dung môn âm nhạc tiểu học
  • dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn âm nhạc
  • mục tiêu của môn âm nhạc tiểu học
  • nhạc cụ cơ thể

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG XEM NHIỀU NHẤT

Giáo viên nhận thưởng tết thấp nhất 500 nghìn

Giáo viên nhận thưởng tết thấp nhất 500 nghìn Giáo viên nhận thưởng tết thấp nhất 500 nghìn Việc trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Tết ...