Phương pháp dạy học âm nhạc mới - Orff-Schulwerk

Phương pháp dạy học âm nhạc mới - Orff-Schulwerk

Phương pháp dạy học âm nhạc mới - Orff-Schulwerk


Đây là bài viết về Phương pháp dạy học âm nhạc mới - Orff-Schulwerk - TIN TỨC HỌC ĐƯỜNG

Khái niệm bộ gõ cơ thể - Body Percussion 

Thuật ngữ Body Percussion (được dịch sang tiếng Việt là bộ gõ cơ thể) – là một từ ghép của hai từ body (cơ thể) và percussion (bộ gõ), mang ý nghĩa âm thanh được tạo ra từ cơ thể. 


Cơ thể chính là nhạc cụ ban đầu trong hoạt động dạy học âm nhạc: 


Giúp học sinh trải nghiệm âm nhạc thông qua vận động, để tạo ra âm thanh và nhịp điệu. Cũng như các nhạc cụ bộ gõ khác, phát ra âm thanh bằng cách chạm, vỗ, lắc… vào nhạc cụ để tạo rung
động, bao gồm: 

- Tiếng vỗ tay (clapping),
Bộ gõ cơ thể - tiếng vỗ tay(clapping)

Bộ gõ cơ thể - tiếng vỗ tay


- Búng ngón tay (snapping),
Bộ gõ cơ thể - búng ngón tay

Bộ gõ cơ thể - búng ngón tay


- Vỗ ngực (slapping on the chest),
- Vỗ đùi (slapping on the thigh),
- Và dậm chân (stamping).


Đây chính là năm âm thanh cơ bản của BỘ GÕ CƠ THỂ, ngoài ra còn có những động tác khác.


Phương pháp Orff-Schulwerk 


Là phương pháp dạy học âm nhạc được sáng tạo bởi hai nhà sư phạm âm nhạc người Đức, Carl Orff và Gunild Keetman, từ những năm 1920. Hiện phương pháp này được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Anh, Nga, Nhật, và Hàn Quốc. 


phương pháp Orff- Keetman
Nhà sư phạm âm nhạc Gunild  Keetman

phương pháp Orff- Keetman
 Nhà sư phạm âm nhạc Orff

Tại Hoa Kỳ, AOSA – Hiệp hội Orff-Schuwerk Hoa Kỳ (American Orff-Schulwerk Association) là một tổ chức phát triển chuyên môn có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với giáo viên âm nhạc của toàn liên bang và quốc tế (Shamrock, 2007).


Định hướng triết học trong Phương pháp Orff-Schulwerk 


Nguồn tư liệu học tập âm nhạc của trẻ được sử dụng phải khai thác một cách ưu tiên từ dân ca, đồng dao, trò chơi trẻ em gắn kết với ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ. Bởi vì trẻ được sinh ra và lớn lên trong môi trường ngôn ngữ này nên chúng dễ đọc, dễ nhớ, và dễ hiểu các giai điệu, tiết tấu, nhóm âm hình đặc trưng của  bài hát dân gian, bài đồng dao phản ảnh đời sống văn hóa của cộng đồng.

Theo Orff-Schulwerk, âm nhạc tồn tại đa thành phần (elemental) mà không riêng rẽ. Nghĩa là âm nhạc phải gắn kết với động tác, vận động, vũ điệu, và nói –xướng theo vần điệu (speech). Vì vậy, trẻ em học âm nhạc không phải chỉ nghe, đọc, xướng mà phải được tham gia, trải nghiệm âm nhạc qua vận động và chơi đùa (music and movement). Trong đó âm nhạc được xây dựng theo dạng “khối đa tầng” (blocks) gồm giai điệu, tiết tấu, hòa âm, hình thức, kết cấu, âm sắc, và sắc thái. Còn vận động âm nhạc gồm các vận động tại chỗ (non-locomotor movement) và vận động chuyển dịch (locomotor movement). Các vận động âm nhạc được thể hiện trong không gian, thời gian, và các mức độ sử dụng năng lượng cơ thể, được thiết kế theo những mẫu hoặc cấu trúc âm nhạc đặc trưng.

* Mời các bạn cùng theo dõi tiếp tục :


Các động tác cơ bản bộ gõ cơ thể - Body percusion áp dụng vô bài hát.


Các tìm kiếm liên quan đến Phương pháp dạy học âm nhạc mới



  • các phương pháp dạy học môn âm nhạc thcs
  • một số phương pháp dạy học âm nhạc hiện đại
  • phương pháp dạy học âm nhạc mầm non
  • đổi mới phương pháp dạy học môn âm nhạc thcs
  • dạy học phát triển năng lực môn âm nhạc
  • quy trình dạy âm nhạc tiểu học
  • để dạy tốt môn âm nhạc tiểu học
  • phương pháp dạy kể chuyện âm nhạc tiểu học


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

BÀI ĐĂNG XEM NHIỀU NHẤT

Giáo viên nhận thưởng tết thấp nhất 500 nghìn

Giáo viên nhận thưởng tết thấp nhất 500 nghìn Giáo viên nhận thưởng tết thấp nhất 500 nghìn Việc trả lương, thưởng Tết Nguyên đán Tết ...